1040 Đường 3/2, phường 12, quận 11, TPHCM

Trong trường hợp nào chúng ta nên nhổ răng số 6 hàm dưới? Nhổ răng nguy hiểm không? cùng Hera Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  1. Tổng quan về răng số 6
    1. Vị trí răng số 6
    2. Cấu tạo răng số 6 hàm dưới
    3. Chức năng
  2. Những trường hợp cần nhổ răng số 6
    1. Răng bị sâu nặng
    2. Bị viêm tuỷ
    3. Răng viêm nha chu cấp độ nặng
    4. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
  3. Nhổ răng số 6 có nguy hiểm không?
  4. Nhổ răng số 6 ảnh hưởng gì đến sức khoẻ răng miệng?
  5. Lưu ý sau khi loại bỏ răng số 6 hàm dưới
  6. “Lấp đầy” khoảng trống răng số 6 bằng cách nào?

Răng số 6 là một vị trí rất quan trọng trong răng miệng. Khi chiếc răng này “gặp sự cố”, các nha sĩ thường sẽ cố gắng điều trị để “cứu” răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, nha sĩ buộc phải chỉ định loại bỏ răng số 6 để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy trong trường hợp nào chúng ta nên nhổ răng số 6 hàm dưới? Nhổ răng nguy hiểm không? cùng Hera Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về răng số 6

Vị trí răng số 6

Răng số 6 là loại răng hàm  vĩnh viễn, tại vị trí thứ 6 (từ răng cửa giữa thứ nhất trở vào). Chiếc răng này sẽ được hình thành từ lúc 5 - 7 tuổi. Chúng chiếm vị trí rất quan trọng và đặc biệt trong hàm, với mục đích giữ ổn định khớp cắn. Đây cũng là 1 trong 2 chiếc răng chịu áp lực nhai lớn và hoạt động nhiều nhất trong hàm.

Cấu tạo răng số 6 hàm dưới

Răng số 6 hàm dưới có cấu tạo gồm phần chân răng và thân răng. Thân của răng được phủ bởi men răng, còn chân răng được xê măng bao bọc. Khi tính từ ngoài vào trong, chiếc răng này sẽ có đến 3 lớp: men răng, ngà và tủy răng.

Men răng là gì

Đó là lớp cứng nhất của cơ thể, chiếm tỉ lệ muối vô cơ cao tới 96%. Xét về phương diện hoá học, men răng giòn, cứng, cản được cả tia X. Thông thường, lớp này sẽ trong mờ, mỏng, ngấm vôi. Khi nhìn xuyên qua lớp men, bạn sẽ thấy được phần ngà bên dưới răng. Một điểm đặc biệt là lớp men bao phủ phần thân răng thường dày mỏng không đều. Nơi được cho là dày nhất nằm ở núm răng (hơn 1,5nm) tại vùng cổ.

Ngà răng

Chiếm khối lượng nhiều nhất ở thân răng. Bình thường, phần răng sẽ không nằm “trơ trọi” bên ngoài, bởi chúng được phủ bởi men răng, xương răng. Còn ngà răng sẽ có nhiệm vụ bọc và bảo vệ cho tuỷ. Ngà không giòn và dễ vỡ như men, màu hơi ngả vàng, khá xốp. Đây cũng là phần khá nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh từ bên ngoài bởi chứa khá nhiều đầu dây thần kinh.

Tủy răng

Nằm trong cùng, chứa mạch máu, ống tuỷ, truyền chất dinh dưỡng đến để nuôi răng.

Chức năng

Có thể gọi đây là chiếc răng đa năng, chiếm nhiều vai trò khác nhau như phát âm, ăn nhai, thẩm mỹ.

  • Chức năng phát âm: Lưỡi, hàm, răng là bộ 3 tham gia vào quá trình phát âm. Khi răng đầy đủ, âm của bạn khi phát ra sẽ được rõ ràng hơn. Ngược lại khi mất răng sẽ tạo thành khoảng trống, làm phát âm không được tròn vành rõ chữ.
  • Chức năng ăn nhai: Nằm ở vị trí “đắc địa”, răng số 6 hàm dưới có nhiệm vụ chính là nghiền nát thức ăn. Sau đó sẽ đưa đến những bộ phận khác của cơ thể như ruột non, bao tử để tiêu hoá.
  • Chức năng thẩm mỹ: Tuy nằm khuất vào trong, thế nhưng chiếc năng cũng góp phần không nhỏ giúp khuôn mặt trở nên cân đối, đầy đặn hơn.

Những trường hợp cần nhổ răng số 6

Loại bỏ răng số 6 là điều nha sĩ và bệnh nhân đều không mong muốn. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng nha sĩ sẽ phải chỉ định nhổ răng khi không thể điều trị, để tránh hậu quả khôn lường về sau.

Răng bị sâu nặng

Đây là trường hợp phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ cao trong danh sách những trường hợp cần nhổ răng số 6. Răng bị sâu nghiêm trọng kéo theo những cơn đau nhức dai dẵn, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và cuộc sống bệnh nhân. Khi răng bị sâu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khi diễn biến nặng cần phải được nhổ bỏ để tránh lan rộng sang các răng liền kề.

Bị viêm tuỷ

Răng bị tình trạng viêm tuỷ lâu ngày, không được sự can thiệp từ nha khoa có thể gây ra nhiễm trùng, ổ viêm hình thành tại chân răng. Khi viêm cuống răng để lâu ngày sẽ khiến răng ngày càng bị yếu đi, tủy bị hoại tử, rất khó điều trị. Một số trường hợp nghiêm trọng phải nhổ bỏ răng.

Răng viêm nha chu cấp độ nặng

Khi viêm nha chu ở cấp độ nặng, tiêu xương nhiều, phần chân răng lung lay, nha sĩ sẽ nhổ răng số 6 hàm dưới, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lan rộng sang các răng bên cạnh.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm,... gây khó khăn trong quá trình ăn nhai thì nên cân nhắc loại bỏ vị trí răng số 6 và có thể tiến hành kéo răng khôn để lấp đầy khoảng trống răng số 6 để lại.

Đồng thời, khi răng bị mọc ngầm bên dưới của nướu răng, chúng sẽ gây ra những triệu chứng như:

Đau nhức, ê buốt răng: Khi răng không phát triển ngầm bên dưới nướu sẽ dẫn đến tình trạng trên. Một số trường hợp răng mọc lệch còn đâm vào phần chân răng số 7, khiến cơn đau nhức kéo dài dai dẳng cả khi không trong trạng thái ăn nhai.

Sưng nướu: Tình trạng này có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường khi bạn soi gương.

Hơi thở có mùi hôi, đắng lưỡi.

Từ những phân tích trên có lẽ bạn đã có câu trả lời cho vấn đề răng số 6 bị sâu có nên nhổ không rồi. Hãy tìm đến những nha khoa uy tín để được tư vấn, điều trị phù hợp với từng trường hợp nhất định.

Nhổ răng số 6 có nguy hiểm không?

Có nhiều người thắc mắc không biết khi nhổ răng sâu số 6 có gặp phải những nguy hiểm không? Câu trả lời là do dù bạn có tiến hành nhổ răng nào đi nữa, không chỉ riêng răng khôn bạn cũng cần tìm hiểu chi tiết, rõ ràng. Đặc biệt, cần chọn những nơi điều trị uy tín để chắc chắn việc nhổ răng được an toàn nhất, hạn chế nhổ răng bị nhức, sưng tấy, chảy máu nhiều hoặc các vết mổ lâu lành, bị nhiễm trùng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trước khi nhổ răng số 6, nha sĩ thường sẽ xác định trước tình trạng răng gặp phải, tiếp theo đó mới tiến hành loại bỏ răng.

Tóm lại, vấn đề nhổ răng tuy phổ biến trong cuộc sống nhưng không hề đơn giản. Cần cân nhắc cẩn thận và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nha sĩ để có thể quyết định một cách chính xác nhất.

Nhổ răng số 6 ảnh hưởng gì đến sức khoẻ răng miệng?

Khi nhổ răng số 6 hàm dưới nhưng không thực hiện khắc phục có thể ảnh hưởng lớn đến việc nhổ răng, trong đó có các vấn đề sau:

  • Chức năng ăn nhai suy giảm: răng số 6 đảm nhận nhiệm vụ ăn nhai chính. Một khi răng bị loại bỏ, lực nhai sẽ bị giảm sút, thức ăn không được nghiền nát trước khi nuốt, dẫn đến sự hạn chế hấp thụ dưỡng chất, dễ gây nên vấn đề về đường tiêu hoá.
  • Răng miệng vệ sinh khó khăn: Khoảng trống tại răng số 6 sẽ thành một trở ngại lớn. Thức ăn dễ tích tụ lại, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, gây ra bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,...
  • Tình trạng tiêu xương hàm: Răng bị mất, tạo khoảng trống lâu ngày sẽ dẫn đến vùng má bị hóp, gây lão hoá sớm.
  • Các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng: răng số 6 bị mất, khiến những răng xung quanh bị mất trụ đỡ lực, ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai. Khi không khắc phục sớm, các cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp theo như rối loạn khớp thái dương hàm, mỏi cơ hàm, đau dạ dày,...
  • Ảnh hưởng răng bên cạnh: khoảng trống tại vị trí răng số 6 không được lấp đầy khiến răng bên cạnh bị nghiêng, xô lệch, răng đối diện sẽ mọc trồi lên gây mất thăng bằng, khớp cắn ảnh hưởng.

Lưu ý sau khi loại bỏ răng số 6 hàm dưới

5 -7 ngày là khoảng thời gian để vùng nhổ răng được lành hẳn. Sau đây là lời khuyên của nha sĩ về cách chăm sóc răng sau khi nhổ, đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng nhất.

  • Sau khi nhổ răng, dùng túi chườm áp vào má để giảm sưng. Áp túi đá 10 phút mỗi lần.
  • Cắn bông gạc để giảm chảy máu, thay bông 30 - 45 phút/lần cho đến khi máu đông hẳn.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi trong ngày đầu, hạn chế làm việc áp lực.
  • Không sử dụng ống hút để uống trong 24h đầu. Đồng thời không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn.

  • Kết hợp súc miệng bằng nước muối, tránh động mạnh vào vết thương trong 24h đầu.
  • Ăn các loại thức ăn mềm để răng hạn chế hoạt động.

Khi nhổ răng vài ngày đầu, nếu vết thương vẫn chảy máu, kèm theo đó là mủ và đau nhức thì bạn cần đến ngay nha khoa để được thăm khám nhanh chóng, kịp thời.

“Lấp đầy” khoảng trống răng số 6 bằng cách nào?

Có nhiều phương pháp để lấp đầy, thay thế răng số 6, trong đó cấy ghép Implant được đánh giá là công nghệ vượt trội nhất, có thể thay thế một hoặc nhiều răng bị mất.

Công nghệ Implant sử dụng một con vít nhỏ (kích thước bằng chân răng thật) đặt trong xương hàm thông qua cách phẫu thuật. Vít được làm từ titanium, có tính tương thích sinh học với xương nên rất an toàn cho cơ thể. Bên trên implant là phần khớp nối Abutment và mão răng sứ. Răng sẽ có hình dáng, chức năng giống với răng thật. Thực chất, dù đó là răng số 6 hay bất kỳ vị trí răng nào cũng đều có thể thay thế bằng phương pháp implant.

Ưu điểm của công nghệ Implant:

  • Hỗ trợ tốt chức năng ăn nhai nhờ trụ được cố định, bám vào xương hàm.
  • Mang tính thẩm mỹ cao về màu sắc, hình dáng (tương đồng với răng thật).
  • Tuổi thọ cao, nếu được chăm sóc đúng chuẩn răng có thể dùng được vĩnh viễn mà không cần lo việc lung lay phần chân răng.
  • Tránh việc tiêu xương, xô lệch răng, má bị hóp.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng. Sau khi gắn Implant, đợi một thời gian để trụ có thể “thích nghi” với xương hàm, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ để hoàn thiện răng.

Nếu có vấn đề liên quan việc điều trị, chăm sóc răng miệng, quý khách vui lòng liên hệ với Hera Dental qua số hotline hoặc inbox để được tư vấn nhanh chóng, hỗ trợ tình trạng răng kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 02822393333

Địa chỉ: 1040 Đường 3/2, Phường 12, Quận 11, TP.HCM

Thời gian làm việc: 8h30-20h00 tất cả các ngày trong tuần