Các nguyên nhân thường gây đau hoặc khó chịu sau khi bọc răng sứ
Các nguyên nhân thường gây đau hoặc khó chịu sau khi bọc răng sứ
Nguyên nhân gây đau hoặc khó chịu sau khi bọc răng sứ:
- Sâu chân răng hoặc sâu răng
- Răng sứ hoàn toàn không bị sâu, nhưng chân răng của bạn vẫn có thể bị sâu như bình thường. Đặc biệt, sâu răng dễ dàng hình thành ở vùng tiếp xúc giữa răng thật và răng sứ vừa được mão.
Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Làm sao răng có thể sâu được khi chiếc răng sứ đã bọc hoàn toàn lên chiếc răng thật?”
Việc mão răng sứ không sát khít với cùi răng thật sẽ tạo kẽ hở ở vị trí tiếp xúc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào và phát triển một cách nhanh chóng. Do bạn hầu như không thể làm sạch tốt được “khe hở” này.
Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ âm thầm lan sâu vào tủy răng gây đau nhức dữ dội. Lúc này, bạn phải cần đến thủ thuật chữa tủy răng.
Do đó, bạn cần chọn cho mình một nha khoa uy tín để tránh những “hậu quả khó lường”. Tốn thêm thời gian, công sức, tiền bạc và phải chịu thêm các cơn đau khác.
Sự nhiễm trùng
Đôi khi, chiếc răng thật của bạn đã bị sâu lan sâu đến tủy – gây viêm tủy. Lúc này, bạn cần được điều trị tủy trước khi thực hiện mão răng.
Nhưng cũng có thể nha sĩ khi mài răng chuẩn bị bọc răng sứ đã cố tình hoặc vô ý làm lộ phần tủy răng. Nếu không xử lý đúng, tủy răng sẽ bị viêm nhiễm. Nó có thể gây đau ngay sau bọc mão răng hoặc tủy răng hoại tử và gây đau một thời gian sau đó.
Không phải nhất định phải lấy tủy răng trước khi bọc răng sứ cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, nếu việc chữa tủy là cần thiết cho bạn nhưng lại không được thực hiện. Có thể gây ra nhiễm trùng nặng dẫn tới áp xe và lây lan sang các răng lân cận.
Các dấu hiệu nhận biết sự nhiễm trùng:
- Nướu bị sưng, đỏ
- Cảm thấy đau khi cắn, nhai
- Răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh
- Bị hành sốt
- Răng thật nứt gãy hoặc mão răng sứ bị mẻ
- Răng sứ bị nứt, vỡ lâu ngày có thể ảnh hưởng đến thân răng hoặc cùi răng gây đau nhẹ.
- Răng ê buốt khi ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh. Hoặc răng nhạy cảm với không khí do vết nứt trên răng.
Tật nghiến răng
Tật nghiến răng hay thói quen nghiến răng khi ngủ vào ban đêm sẽ gây một áp lực mạnh và thường xuyên lên thân răng. Đặc biệt là chiếc răng đã mão răng sứ. Điều này sẽ gây đau nhức và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Răng sứ có thể bị mẻ, gây lộ phần răng bên trong, dễ bị sâu răng tấn công và gây đau.
Tụt nướu răng
Việc nướu răng tụt xuống gây lộ chân răng và viền của răng sứ, sẽ làm bạn cảm thấy đau nhói và ê buốt. Nguyên nhân có thể do bạn chải răng quá mạnh. Lâu ngày, mảng bám sẽ tích tụ và gây ra các bệnh ở nướu răng.
Bọc răng sứ bị hở viền
Phần mão sứ không vừa khít với cùi răng và nướu có thể gây khó chịu cho bạn. Cảm thấy đau khi nhai hoặc cắn xuống có thể do mão răng nằm ở vị trí chưa đúng, quá cao. Vì vậy, mão răng sứ cần phải được điều chỉnh phù hợp với khớp cắn tương tự như các răng thật.
Nguyên nhân bọc răng sứ bị hở đường viền
Trình độ tay nghề của nha sĩ chưa cao
Răng sứ chế tác sai
Chất liệu sứ kém chất lượng
Keo dán sứ kém chất lượng
Chăm sóc răng tại nhà chưa đúng cách
Đau nướu do thủ thuật bọc răng sứ
Cơn đau này có thể là bình thường sau khi làm răng sứ. Nhưng nếu nó kéo dài quá 2 tuần, bạn cần phải thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân. Can thiệp quá thô bạo trong khi điều trị của nha sĩ, có thể gây ra đau nướu sau khi hết thuốc tê.
Viêm nướu và viêm nha chu
Các bệnh nha chu diễn ra bắt nguồn từ sự tích tụ mảng bám, hoặc do có tác động lên nướu răng làm nó bị viêm nhiễm (viêm nướu).
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nha chu sau khi bọc răng sứ là vị trí đường viền (đường hoàn tất) được thực hiện sai bởi nha sĩ. Sự xâm phạm quá sâu vào “khoảng sinh học” quanh răng, hoặc sự gồ ghề, hở viền,…của răng sứ nơi viền nướu đều có thể dẫn đến viêm nướu.
Nếu không điều trị, thậm chí là thay thế răng sứ mới, bệnh có thể diễn tiến nặng thành viêm nha chu, gây phá hủy xương và làm răng bị lung lay, Thậm chí mất răng.
Cách giảm đau sau khi bọc răng sứ
Uống thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như Ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp bạn vượt qua sự khó chịu sau khi bọc răng sứ.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối
Nước muối có nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng.
Thực hiện bằng cách trộn 1/2 muỗng cà phê muối với một ít nước ấm (không pha quá mặn). Súc miệng khoảng 30 giây và nhổ ra. Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.
Giảm đau bằng thảo dược
Khoa học tuy chưa chứng minh được tính hiệu quả của các loại thảo dược. Nhưng chúng đã được nhiều người sử dụng để giảm đau răng và nó thực sự mang lại hiệu quả. Bao gồm:
- Tỏi
- Nghệ
- Gừng
- Đinh hương
- Hoa cúc