1040 Đường 3/2, phường 12, quận 11, TPHCM

Bọc răng sứ đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giải quyết các vấn đề về răng miệng, giúp nâng cao tính thẩm mỹ, tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không nên bọc răng sứ. 

 

Bọc răng sứ đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giải quyết các vấn đề về răng miệng, giúp nâng cao tính thẩm mỹ, tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không nên bọc răng sứ. 

Sai lệch khớp cắn nặng

Bọc răng sứ chỉ áp dụng đối với những trường hợp sai khớp cắn ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp sai khớp cắn nặng thì phương pháp này sẽ không được hiệu quả. Nếu thực hiện mài cùi răng ở trường hợp nặng sẽ làm tổn thương đến cấu trúc của răng. Sai khớp cắn nặng thì bắt buộc phải niềng răng để được khắc phục.

Răng bị hô, móm do xương hàm

Nếu hàm răng bị hô ra hoặc cụp vào do cấu trúc của phần xương hàm thì phương pháp bọc răng sứ sẽ không có kết quả khả quan. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh xương hàm về vị trí cố định.

Chân răng yếu, răng bị sâu nghiêm trọng

Thông thường thì sâu răng rất dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn, chúng có thể phá hủy cấu trúc của răng, nghiêm trọng hơn là gây nên tình trạng viêm nhiễm tủy răng.

→ Vì vậy, bọc răng sứ là phương pháp giúp bảo tồn được răng gốc, khôi phục răng trước những hậu quả của sâu răng. 

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sâu răng nghiêm trọng không thể dùng giải pháp bọc răng sứ. Bao gồm: răng chết tủy, chân răng quá yếu, lỗ sâu quá lớn,…thì việc bọc răng sứ hoàn toàn không có tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định việc nhổ bỏ răng, và phục hình răng bằng phương pháp trồng răng Implant giúp phục hồi chức năng ăn nhai cũng như về mặt thẩm mỹ.

Răng gãy vỡ, chỉ còn lại chân răng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng gãy vỡ, là do va đập hoặc các bệnh lý về răng miệng. Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp bọc răng sứ nếu răng bị sứt mẻ diện tích nhỏ. Trường hợp răng vỡ chỉ còn lại chân răng thì không thể tiến hành bọc răng sứ được. Trong trường hợp này chỉ có cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ mới có tác dụng.

Răng quá nhạy cảm

Nếu bạn đang trong tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức,…thì bạn cũng không nên thực hiện phương pháp bọc răng sứ. Vì phương pháp này sẽ phải thực hiện mài cùi răng, sẽ làm răng trở nên yếu, có nguy cơ gia tăng các bệnh lý về răng miệng. 

Người mắc các bệnh lý toàn thân

Đối với những người mắc các bệnh lý như: tim mạch, động kinh, máu khó đông,…thì không nên bọc răng sứ. Vì trong quá trình tiến hành, bệnh nhân sẽ được gây tê, mài cùi răng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, nghiêm trọng hơn là làm cho bệnh lý trở nên nặng và nguy hiểm.

Trẻ em dưới 17 tuổi

Trẻ em dưới 17 tuổi nếu đang gặp phải các vấn đề về răng miệng như: hô, vẩu, móm,…thì nên khắc phục bằng phương pháp niềng răng, không nên thực hiện phương pháp bọc răng sứ. Trong quá trình mài răng sẽ làm tác động đến buồng tủy, do răng vẫn còn yếu sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của răng.